Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Phong cảnh - Tour - Khám phá SAPA Lào Cai

  English  |  Tiếng Việt Fansipan | Trăng mật Sapa | Tour ghép Sapa
     Trang chủ
     Giới thiệu Sapa
     Khách sạn Sapa
     Nhà hàng & Bar
     Tour du lịch Sapa
     Tour leo núi Fansipan
     Tour ghép Fansipan
     Tour ghép hàng ngày 
     Tour trăng mật Sapa
     Thuê xe du lịch Sapa
     Vé tàu Sapa
     Ảnh Sapa
     Bản đồ du lịch Sapa
     Chợ vùng cao Sapa
     Thông tin cần biết
     Tin tức & Sự kiện
     Địa điểm tham quan
     Hướng dẫn đặt tour
 
 
 

 

 
 
Đối tác
 
 
 
Tin tức & Sự kiện >> Lễ hội Đền Thượng
 

Lễ hội Đền Thượng, nét hấp dẫn du lịch-văn hoá đầu xuân tỉnh Lào Cai

Hàng năm, khi hoa đào nở rực rỡ ánh hồng trên những triền đồi của miền rẻo cao Lào Cai, khi tiết trời đâm trồi, nảy lộc khoác một màu áo xanh óng ánh trên những ngọn cây, bụi cỏ là báo hiệu một mùa xuân mới và cũng là bắt đầu mùa của lễ hội. Đến với Lào Cai vào mùa xuân, du khách không chỉ đắm mình vào không gian khoáng đạt của đất của trời, của miền không khí trong lành, của bản sắc văn hoá dân tộc, mà còn được hoà mình vào với không gian của những lễ hội mùa xuân.

Đặc biệt là lễ hội Đền Thượng gắn với di tích lịch sử văn hoá quốc gia, nơi thờ Quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, một trong những địa chỉ “đỏ” trong chương trình hợp tác của tuyến du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ.

Đền Thượng thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nơi hợp lưu giữa sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt. Đền được lập nên để thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên. Người dân Việt có tục thờ danh nhân, anh hùng dân tộc, đó là một tín ngưỡng gốc của dân gian Việt Nam. Tưởng thưởng cho công lao của Trần Hưng Đạo, triều đình đã phong cho “Ngài” tước danh cao nhất: “Đại Vương”, còn nhân dân ta phong cho “Ngài” là “Đức Thánh Trần”. Trong lịch sử nước Việt Nam ta, trải qua mấy ngàn năm từ trước đã có “Đức Thánh Tản”, “Đức Thánh Gióng”, những phúc thần đã có công khai căn, khai cơ cho đất nước, dân tộc. Cùng với Vạn Kiếp, quê hương nơi đầu sóng, ngọn gió của Ngài thời kỳ chống quân Nguyên Mông, thì cả nước đã có bao nhiêu đình, đền, phủ... thờ phụng Ngài. Dân Việt ta, đặc biệt là nhân dân các dân tộc vùng biên ải xa xôi, từ thủa đem gươm đi giữ nước cũng luôn đem Ngài đi theo như thần hộ mệnh, như một chứng chỉ, một khí pháp Việt Nam. Trần Hưng Đạo đã trở thành nhà chiến lược văn võ song toàn lớn nhất thời Trần.

Di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc, nơi con đường huyết mạch trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng mà còn có một ý nghĩa là cột mốc đặc biệt về văn hoá, lịch sử dân tộc, khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của người Việt Nam ở biên giới.

Khác với lễ hội ở các di tích khác nơi thờ Trần Hưng Đạo, như ở Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), hay ở Nam Định và các nơi khác, đền Thượng ngoài ngày lễ chính là ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày kỵ của Đức thánh Trần, thì từ ngày tái lập tỉnh Lào Cai (1991) đến nay, cứ vào mỗi dịp xuân về vào ngày rằm tháng riêng hằng năm là tổ chức lễ hội.

Tới đây, khách thập phương không chỉ được chiêm ngưỡng dáng vẻ uy nghi, cổ kính của đền nơi thờ Đức Thánh Trần, ôn lại truyền thống cha ông mà còn được hoà mình vào với không khí của ngày hội tưng bừng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, một điểm du lịch không thể thiếu trong tuyến du lịch của mình.

Lễ hội Đền Thượng của Thành phố Lào Cai được tổ chức thường niên vào ngày rằm tháng riêng hàng năm, với những hoạt động phong phú và đặc sắc mang tính truyền thống của người Việt. Cứ ba năm một lần, Lào Cai tổ chức đăng cai, chủ trì thì Lễ hội xuân Đền Thượng được lấy làm địa chỉ tổ chức và khởi nguồn của một năm trong tuyến du lịch cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ. Lễ hội Đền Thượng được kết cấu làm hai phần: phần “lễ” và phần “hội”. Phần lễ bao gồm có khai hội với tiếng trống hội rộn rã uy nghiêm của nghi thức hướng về cội nguồn. Sau phần khai hội là lễ rước kiệu Đức Thánh Trần, được tổ chức một cách trang trọng từ sân hội chính trước cửa đền lên sân chính của đền. Tại đây, ông chủ tế và các đại biểu cùng nghe đọc văn tế nhớ về công lao của Ngài đối với đất nước, cùng tiến lễ dâng hương chiêm bái về Ngài. Sau phần dâng hương, các đại biểu trồng cây lưu niệm tại vườn Thuỷ Vỹ với ý nghĩa của tết trồng cây đầu năm, để di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng ngàn năm trường tồn, tươi tốt.

Phần hội hằng năm luôn được thay đổi cho phù hợp với nhiều nét mới trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và vui chơi giải trí mang đậm phong cách dân gian. Các hình thức tổ chức các môn thể thao truyền thống được duy trì thường xuyên hằng năm tại Lễ hội gồm: Vật dân tộc, kéo co, đẩy gậy, ném còn, cờ tướng, bắn nỏ, chọi gà... Không chỉ các phường, xã của thành phố mà 8 huyện khác còn lại cũng háo hức, hồ hởi không chỉ đến dự hội xuân mà còn tham gia triển lãm giới thiệu các sản vật, lễ hội, trò chơi cùng các hoạt động văn nghệ dân gian đặc sắc góp phần quảng bá du lịch địa phương. Ngoài ra, các hoạt động khác cũng hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị như “hội thi nhà nông đua tài”, “hội thi đồ xôi”, “thi đội kèn pí lè”... của các xã như Đồng Tuyển, Cam Đường, Hợp Thành... Phần văn nghệ chào mừng hằng năm, ngoài đoàn chủ nhà Lào Cai thì luôn có sự hiện diện của các đoàn văn nghệ đến giao lưu như Đoàn nghệ thuật Quan họ Bắc Ninh, đoàn văn nghệ của huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)… Những hình ảnh về tuyến du lịch về cội nguồn, về thành tựu kinh tế, văn hoá xã hội Lào Cai, về hợp tác với tỉnh bạn Vân Nam (Trung Quốc)... còn được thể thiện tại khu trưng bày đã trở thành truyền thống của hội xuân đền Thượng.

Đến với lễ hội Đền Thượng hằng năm, du khách không chỉ hoà mình vào với không gian văn hoá của lễ hội mà còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng mà chỉ ở lễ hội Đền Thượng mới có được. Khu văn hoá ẩm thực tham gia trong chương trình mang đậm nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của Lào Cai như: thắng cố, cơm lam, xôi bảy màu, thịt trâu khô… đầy sức quyến rũ. Tại đây, du khách vừa ôn lại truyền thống dân tộc, vừa thưởng thức những chén rượu ngô nồng ấm bên người thân và bạn bè, để cùng chia sẻ và hưởng chọn bầu không khí ấm áp của mùa xuân biên giới.

Lễ hội Đền Thượng được tổ chức hàng năm, là nét đẹp của văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của người dân Lào Cai. Lễ hội đă và đang được ǵn giữ và phát huy để đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và du khách thập phương. Hội xuân Đền Thượng không chỉ dừng lại trong khuôn khổ, là điểm sáng, là địa chỉ “đỏ: về văn hoá mà đă trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của du lịch Lào Cai, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong hành tŕnh du lịch hướng về với cội nguồn dân tộc./.

 

 
 
Liên kết web
 
Cây cảnh Miền bắc - Nơi giao lưu mua bán cây cảnh   Thuốc tắm Người Dao đỏ - Sản phẩm của núi rừng   Bồn tắm gỗ Pơmu - Bền đẹp mãi với thời gian
Nhà đất Sa pa - Thông tin mua bán Nhà đất Sa pa   Khám Phá Fansipan - Nhà tổ chức leo núi chuyen nghiệp Sapa   Du lịch Sapa - Công ty TNHH Du lịch Khám Phá Việt
Nhà hàng Sapa - Nơi thưởng thức hương vị Sapa, thưởng thức ca múa nhạc dân tộc   Vietnam travel - Tailor-made, adventure and excursion tours   Bất động sản Sapa- Sàn giao dịch bất động sản, Thông tin nhà đất Sapa
Halong bay tours - Halong cruises, hotels and kayaking tours   Du lich, Công ty Du lich
Khám phá các điểm du lịch của Việt Nam
  Tour du lich sapa
Khám phá các điểm du lịch trên thế giới
Du lich sa pa Thông tin giới thiệu về điểm du lịch hấp dẫn Phú Quốc        
         
 
 
 

Trang chủ | Giới thiệu | Liên hệ | Site map | Trao đổi logoQuảng cáo | Dịch vụ | Testimonials | Danh bạ web

Copyright©2010 SapaLaocai.com All rights reserved. Công ty TNHH Du lịch Khám phá Việt
Địa chỉ: Số 031 Phố Xuân Viên, Thị trấn Sa Pa, Tỉnh Lào Cai, Việt Nam
Điện thoại: 0203 872 606 ; Fax: 0203 872 136 ; 0984 255 255 ; Email: info@vietdiscovery.com

Thiet ke web: Sapa - Lao Cai - Du lich Ha Long - Dich vu SEO Quang ba web HanoiSEO.com