Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Phong cảnh - Tour - Khám phá SAPA Lào Cai

  English  |  Tiếng Việt Fansipan | Trăng mật Sapa | Tour ghép Sapa
     Trang chủ
     Giới thiệu Sapa
     Khách sạn Sapa
     Nhà hàng & Bar
     Tour du lịch Sapa
     Tour leo núi Fansipan
     Tour ghép Fansipan
     Tour ghép hàng ngày 
     Tour trăng mật Sapa
     Thuê xe du lịch Sapa
     Vé tàu Sapa
     Ảnh Sapa
     Bản đồ du lịch Sapa
     Chợ vùng cao Sapa
     Thông tin cần biết
     Tin tức & Sự kiện
     Địa điểm tham quan
     Hướng dẫn đặt tour
 
 
 

 

 
 
Đối tác
 
 
 
Tin tức & Sự kiện >> Phiên chợ biên cương
 

Phiên chợ biên cương

Đến với Tây Bắc là đến với các phiên chợ vùng cao để được đắm mình trong sắc màu của trang phục, hàng hóa... cùng những âm thanh sống động của cuộc sống người dân tộc thiểu số hiền hòa nơi đây. Và đã đến với các phiên chợ vùng cao, du khách không thể bỏ qua Cán Cấu.

Nơi bán quần áo, vải vóc là khu vực đẹp nhất, thu hút du khách nhất khi đến với Cán Cấu

Cán Cấu là một trong những chợ xa nhất - nếu du khách khởi hành từ Sa Pa - và cũng là chợ phiên đẹp nhất, phản ánh sinh động nhất đời sống của đồng bào vùng cao.

Trước đây chợ họp trên những triền núi đá dựng đứng chen lẫn với những thửa ruộng bậc thang bốn mùa đổi màu thật đẹp nhưng quá xa xôi hẻo lánh, ít người biết đến. Gần đây, tỉnh lộ 153 được hoàn tất nối Bảo Thắng với Bắc Hà rồi dẫn thẳng đến Simacai. Từ đó chợ Cán Cấu dời ra sát đường nhựa, người đến mua bán trao đổi hàng hóa cũng như tham quan dạo chơi đông vui hơn xưa rất nhiều.

Để được tham quan phiên chợ một cách trọn vẹn nhất, phải khởi hành từ rất sớm ở Lào Cai. 4g30 sáng tôi đã bươn bả lên đường, thế mà đến cửa ngõ chợ đã thấy hàng chục xe du lịch san sát nhau. Nhiều du khách nước ngoài còn khởi hành sớm hơn để được ngắm nhìn và cảm nhận phiên chợ trọn vẹn hơn.

Chợ Cán Cấu họp vào thứ bảy hằng tuần. Trước đây đến chợ phần đông là người Mông và người Giáy, nhưng gần đây giao thông thuận lợi, người Dao, người Hà Nhì, người Tày cũng tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa. Dù được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến nhưng Cán Cấu vẫn giữ được bản sắc của một chợ phiên vùng cao. Không có ngôn ngữ chung ở đây, người dân tộc nào đến chợ dùng tiếng nói của dân tộc đó, rất ít người biết tiếng Kinh và nếu phải trao đổi với nhau thì cố gắng ra hiệu hoặc dùng thứ tiếng thông dụng hơn cả là tiếng Mông.

Chợ họp từ đường nhựa kéo dài đến một thung lũng với năm khu vực mua bán: gia súc, quần áo vải vóc, nhu yếu phẩm, thảo quả, rau củ và các sản vật địa phương. Có những người đến chợ chỉ với một túi ớt, vài trái bí, mướp hay một nhúm rau vừa hái sau vườn nhà, đơn giản bởi họ đến chợ phiên không phải chỉ để buôn bán mà là thói quen, niềm vui, là những mong ước bình dị của bất cứ ai sinh sống ở vùng núi cao vực sâu này.

Khu vực ăn uống luôn đông vui. Ở hàng mía lúc nào cũng nườm nượp người mua kẻ bán, các cô gái cứ cầm cả cây mía dài và tước dần cho đến lóng cuối cùng, không cần dao róc. Kem cũng là một món khoái khẩu ở chợ phiên. Tại các hàng ăn, người bán hàng tay không ngớt xẻ thịt, trụng bánh phở, rót rượu, mời mọc khách... Bánh đúc ngô, thắng cố và phở có lẽ được ưa chuộng hơn cả. Dưới triền đồi thoai thoải là chợ gia súc, gia cầm với chủ yếu đàn ông tham gia mua bán.

Khoảng không gian đầy ắp những sắc màu đặc trưng của vùng cao Tây Bắc, nơi thu hút mọi người tìm đến nhiều nhất là khu vực bán váy áo và vải vóc. Những chiếc váy sặc sỡ với họa tiết cực kỳ tinh xảo, khéo léo. Những cuộn vải rực rỡ dùng làm nguyên liệu may đai, thắt lưng hoặc những đường diềm. Những gian hàng bán chỉ màu sặc sỡ đến chói mắt bởi hàng trăm cuộn chỉ được xổ tung ra để thu hút người mua...

Khi nắng lên đến đỉnh đầu thì chợ phiên Cán Cấu bắt đầu tan. Người ta thu dọn hàng hóa, đồ đạc chóng vánh, gọn ghẽ. Đến khoảng 13g chợ vãn, cả khu chợ mới cách đây vài giờ còn nhộn nhịp người mua kẻ bán giờ chỉ còn là một bãi đất trống im lặng trong ánh nắng trải đều trên những mái lá tơi tả và những bụi cỏ ven đường. Cán Cấu như một giấc mơ vừa đi qua, để ai một lần ghé đến thì hình ảnh và sắc màu của nó sẽ còn vương vấn mãi trong lòng...


Sạp bán món bánh đúc ngô quen thuộc của người Mông


Các em bé bày bán những sản vật hái ở vườn nhà


Bà mẹ trẻ xinh xắn địu con ra chợ


Đưa gia súc đến bán ở chợ phiên


Du khách nước ngoài ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ

 
 
 
Liên kết web
 
Cây cảnh Miền bắc - Nơi giao lưu mua bán cây cảnh   Thuốc tắm Người Dao đỏ - Sản phẩm của núi rừng   Bồn tắm gỗ Pơmu - Bền đẹp mãi với thời gian
Nhà đất Sa pa - Thông tin mua bán Nhà đất Sa pa   Khám Phá Fansipan - Nhà tổ chức leo núi chuyen nghiệp Sapa   Du lịch Sapa - Công ty TNHH Du lịch Khám Phá Việt
Nhà hàng Sapa - Nơi thưởng thức hương vị Sapa, thưởng thức ca múa nhạc dân tộc   Vietnam travel - Tailor-made, adventure and excursion tours   Bất động sản Sapa- Sàn giao dịch bất động sản, Thông tin nhà đất Sapa
Halong bay tours - Halong cruises, hotels and kayaking tours   Du lich, Công ty Du lich
Khám phá các điểm du lịch của Việt Nam
  Tour du lich sapa
Khám phá các điểm du lịch trên thế giới
Du lich sa pa Thông tin giới thiệu về điểm du lịch hấp dẫn Phú Quốc        
         
 
 
 

Trang chủ | Giới thiệu | Liên hệ | Site map | Trao đổi logoQuảng cáo | Dịch vụ | Testimonials | Danh bạ web

Copyright©2010 SapaLaocai.com All rights reserved. Công ty TNHH Du lịch Khám phá Việt
Địa chỉ: Số 031 Phố Xuân Viên, Thị trấn Sa Pa, Tỉnh Lào Cai, Việt Nam
Điện thoại: 0203 872 606 ; Fax: 0203 872 136 ; 0984 255 255 ; Email: info@vietdiscovery.com

Thiet ke web: Sapa - Lao Cai - Du lich Ha Long - Dich vu SEO Quang ba web HanoiSEO.com