Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Phong cảnh - Tour - Khám phá SAPA Lào Cai

  English  |  Tiếng Việt Fansipan | Trăng mật Sapa | Tour ghép Sapa
     Trang chủ
     Giới thiệu Sapa
     Khách sạn Sapa
     Nhà hàng & Bar
     Tour du lịch Sapa
     Tour leo núi Fansipan
     Tour ghép Fansipan
     Tour ghép hàng ngày 
     Tour trăng mật Sapa
     Thuê xe du lịch Sapa
     Vé tàu Sapa
     Ảnh Sapa
     Bản đồ du lịch Sapa
     Chợ vùng cao Sapa
     Thông tin cần biết
     Tin tức & Sự kiện
     Địa điểm tham quan
     Hướng dẫn đặt tour
 
 
 

 

 
 
Đối tác
 
 
 
Cây cảnh Sapa >>  Tiêu chuẩn của một tác phẩm bonsai đẹp

Trước đây trong các cuộc thi cây cảnh, chúng ta thường dựa vào quy chuẩn của những cây cảnh cổ để xem xét, đánh giá. Trước hết là xem xét đánh giá việc tạo dựng cây cảnh có đúng niêm luật như đã quy định từ xưa hay không? cụ thể là xem xét đánh giá bộ phận gốc rễ, tiếp đến là thân, cành, tán, lá... và tất cả các bộ phận đó có hài hoà cân đối không, có thể hiện được sự già cỗi và tuổi đời lâu năm hay không...

Việc xem xét đánh giá từng bộ phận như trên vẫn có phần đúng và có thể ứng dụng cho hiện nay nhưng không phải là sự tuân thủ những niêm luật cứng nhắc xưa cũ. vì vậy xét về căn bản, những quy chuẩn kể trên phù hợp với lối tạo hình sao chép vốn cổ nên không còn phù hợp hoàn toàn với lối tạo tác cây cảnh đương đại mang tính phóng khoáng sáng tạo. Do đó nhiều năm qua những người nghiên cứu, tạo tác và chơi bộ môn nghệ thuật này đã tốn nhiều tâm lực nhằm tìm ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá một cây cảnh nghệ thuật (CCNT) như thế nào là chuẩn xác.

Kết cục, Thuật ngữ " Cổ - Kì - Mĩ " lần đầu tiên được phát ra trên cầu truyền hình " Tết làm điều hay " vào tối 4/2/2007 và sau đó thuật ngũ này chính thức xuất hiện bằng văn tự trên tạp chí VNHS số tháng 3/2008.

Đến nay, thuật ngữ " Cổ - Kì - Mĩ " đã thâm nhập vào đời sống và được cuộc sống chấp nhận, coi đó là 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá một CCNT. Đa số người làm và chơi cây cảnh đều hiểu đúng hiểu sâu sắc 3 từ " Cổ - Kì - Mĩ " nhưng cũng còn một số người hiểu chưa thấu đáo cho lắm.

Những người hiểu đúng, hiểu sâu không coi từ "Cổ" đơn thần là già lão - sống lâu năm mà còn đề cao tài năng của người tạo tác đã biến một cây không có tuổi đời cao thành một cây cổ lão; cũng không coi cái "Kì" đơn thuần chỉ là cái kỳ là càng không phải là kì quặc mà là cái mới cái không giống ai trong tạo tác hình tượng nghệ thuật; cũng không coi cái "Mĩ" chỉ đơn thuần là cái đẹp hình thức mà còn là cái đẹp nội dung mang ý nghĩa nhân văn truyền thống và hiện đại sâu sắc.

Người hiểu đúng và hiểu sâu sắc không câu nệ vào thứ tự trước sau của 3 từ " Cổ - Kì - Mĩ " để rồi coi cái "Cổ" là tiêu chí số 1, tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, hoặc coi yếu tố "Kì" và "Mĩ" chỉ là thứ yếu, đứng hàng thứ 2, 3; ngược lại, hiểu sâu sắc rằng cái "Mĩ" mới là tiêu chí số 1 mới là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất. Đó là cái "Đẹp" thống nhất biện chứng giữa hình thức và nội dung của hình tượng nghệ thuật. Và trong cái "Mĩ" của một cây cảnh nghệ thuậ đã có yếu tố của cái "Kì" và cái "Cổ" rồi. Phải nhìn tổng thể tác phẩm để đánh giá, từ hình dáng cây đến đôn chậu, thảm rêu... tất cả phải hài hoà, hợp lý.

Có ý kiến muốn đưa thêm tiêu chí thứ tư đó là " Cổ - Kì - Mĩ - Văn " là không cần thiết vì như trên đã trình bày trong cái "Mĩ" không thể thiếu ý nghĩa nhân văn cao cả mà tác giả gửi gắm.

Một số người do chưa hiểu thấu đáo tiêu chí " Cổ - Kì - Mĩ ", coi yếu tố "Cổ" là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất nên khi đứng trước một tác phẩm cây cảnh, việc đầu tiên là xem cây cảnh đó có thực cổ lão, có thực lâu năm và hoành tráng hay không. Thứ đến là xem cây cảnh đó có nét kỳ lạ, kì quái gì không. Và hầu như rất ít quan tâm đến cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Vì lệ đó cứ thấy một cây có yếu tố cổ lão và kì quái thì cho là của độc, của quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đáng "ôm" về chơi dù giá cả "trên trời"!

 
 
 
 
 
Liên kết web
 
Cây cảnh Miền bắc - Nơi giao lưu mua bán cây cảnh   Thuốc tắm Người Dao đỏ - Sản phẩm của núi rừng   Bồn tắm gỗ Pơmu - Bền đẹp mãi với thời gian
Nhà đất Sa pa - Thông tin mua bán Nhà đất Sa pa   Khám Phá Fansipan - Nhà tổ chức leo núi chuyen nghiệp Sapa   Du lịch Sapa - Công ty TNHH Du lịch Khám Phá Việt
Nhà hàng Sapa - Nơi thưởng thức hương vị Sapa, thưởng thức ca múa nhạc dân tộc   Vietnam travel - Tailor-made, adventure and excursion tours   Bất động sản Sapa- Sàn giao dịch bất động sản, Thông tin nhà đất Sapa
Halong bay tours - Halong cruises, hotels and kayaking tours   Du lich, Công ty Du lich
Khám phá các điểm du lịch của Việt Nam
  Tour du lich sapa
Khám phá các điểm du lịch trên thế giới
Du lich sa pa Thông tin giới thiệu về điểm du lịch hấp dẫn Phú Quốc        
         
 
 
 

Trang chủ | Giới thiệu | Liên hệ | Site map | Trao đổi logoQuảng cáo | Dịch vụ | Testimonials | Danh bạ web

Copyright©2010 SapaLaocai.com All rights reserved. Công ty TNHH Du lịch Khám phá Việt
Địa chỉ: Số 031 Phố Xuân Viên, Thị trấn Sa Pa, Tỉnh Lào Cai, Việt Nam
Điện thoại: 0203 872 606 ; Fax: 0203 872 136 ; 0984 255 255 ; Email: info@vietdiscovery.com

Thiet ke web: Sapa - Lao Cai - Du lich Ha Long - Dich vu SEO Quang ba web HanoiSEO.com