thiết bị công nghiệp ampe kìm máy đo điện trở đất máy đo tốc độ vòng quay đồng hồ đo điện máy đo độ rung máy đo quang phổ cần xiết lực đồng hồ so thước cặp máy đo biên dạng máy đo độ cứng thước dây đồng hồ đo nhiệt độ máy đo cường độ ánh sáng máy đo độ ồn máy đo khí máy đo tốc độ gió máy đo độ đục kính hiển vi lò nung nồi hấp tiệt trùng tủ chống ẩm đầu dò nhiệt độ
Điện thoại: 0214 3872606
Fax: 0214 3872136
Hotline: 0984 353 577
“Túc mắc lẹ” – trò chơi độc đáo của phụ nữ Tày Văn Bàn
  • Lễ hội

“Túc mắc lẹ” – trò chơi độc đáo của phụ nữ Tày Văn Bàn

“Túc mắc lẹ” – trò chơi độc đáo của phụ nữ Tày Văn Bàn Đánh lẹ, trong tiếng Tày gọi là “Túc mắc lẹ” là trò chơi dân gian được lưu truyền phổ biến của người Tày tại huyện Văn Bàn, thường tổ chức vào các dịp lễ hội, ngày lễ, tết... Nét độc đáo của trò chơi này là chỉ có phụ nữ tham gia.
“Túc mắc lẹ” (“túc” được dịch là chân, còn “mắc lẹ” là đánh lẹ hay đá nhanh). Người chơi phải khéo léo đặt hạt lẹ (một loại hạt của cây gỗ lớn, họ đậu mọc ở trong rừng sâu) lên mu bàn chân, sau đó chạy lấy đà 2 bước và hất hạt lẹ về phía 5 hạt lẹ được xếp dựng thành hàng ngang (đánh số từ 1 đến 5) ở cách điểm hất 5 m. Người chơi phải đánh sao cho hạt lẹ trên chân đánh trúng vào những hạt lẹ xếp hàng phía trước để tính điểm; mỗi hạt lẹ đánh trúng được tính 1 điểm. Thường mỗi đội chơi lẹ sẽ có từ 2 đến 5 người tham gia, mỗi người được đánh một lượt với 5 lần đá và lấy điểm phân thắng thua.

Đánh lẹ có 2 cách chơi, cách thứ nhất là đặt hạt lẹ trên mu bàn chân và đá; cách thứ 2 là bắn bằng tay, nhưng người chơi vẫn phải đặt hạt lẹ lên trên đầu gối rồi dùng ngón trỏ để bắn, hay hất con lẹ về phía trước.

Trong không khí vui tươi của ngày diễn ra Đại hội Thể dục - Thể thao xã Võ Lao năm 2017, chị Nguyễn Thị Ca, dân tộc Tày ở thôn Én 2, một vận động viên chơi môn đánh lẹ chia sẻ: “Trò chơi này vui lắm, từ khi mình còn nhỏ đã được mẹ và các cô, các chị trong làng dạy chơi. Chơi lẹ khó đấy, nhưng càng khó thì lại càng tạo sự quyết tâm cho người chơi làm sao để đạt được số điểm cao nhất”. Từ nhiều đời nay, trò chơi này cũng là một cách để rèn luyện sự khéo léo, tính kiên nhẫn của người phụ nữ dân tộc Tày.
Chúng tôi gặp bà Phạm Thị Diễn, ở thôn Loạt 1, xã Võ Lao. Năm nay, bà Diễn đã ngoài 70 tuổi, nhưng dáng vẻ vẫn nhanh nhẹn, bà tâm sự: “Ngày xưa tôi chơi đánh lẹ giỏi lắm, đã từng được chị em trong làng khen hết lời. Trước kia, trò chơi này không chỉ tổ chức để chị em chơi thi trong làng, trong xã vào các dịp lễ, tết mà còn được tổ chức thi với các làng ở các xã khác để giao lưu. Khoảng 3 năm trở lại đây, trò chơi này được chính quyền địa phương chọn làm môn thể thao thi đấu có giải thưởng trong các dịp lễ, tết. Tôi thấy rất vui vì môn “Túc mắc lẹ” không bị mai một”.

Theo kinh nghiệm của những người đánh lẹ giỏi thì người chơi phải thường xuyên luyện tập; hạt lẹ dùng để đánh cũng phải được chọn lựa kỹ. Hạt lẹ tốt là hạt tròn đều, được phơi thật khô, gõ vào có tiếng kêu như một phiến gỗ chắc; hạt dùng để đánh có độ nặng vừa phải mới có thể điều chỉnh hướng bay chuẩn. Điều đặc biệt của môn đánh lẹ là chỉ dành cho phụ nữ chơi nhưng chị em lại không thể lấy được hạt lẹ về mà phải nhờ nam giới, bởi cây lẹ nằm sâu trong rừng già, là cây thân gỗ lớn, nên rất khó lấy hạt.
Hiện, huyện Văn Bàn có 12/23 xã có người dân tộc Tày sinh sống và ở đâu có người Tày thì ở đó trò chơi đánh lẹ diễn ra khá phổ biến, được tổ chức thi đấu thường xuyên. Mấy năm trở lại đây, huyện Văn Bàn luôn quan tâm tuyên truyền nhân dân giữ gìn nét đẹp truyền thống từ những trò chơi dân gian, trong đó có “Túc mắc lẹ”.
Ông Hà Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn cho biết: Trò chơi “Túc mắc lẹ” gắn với truyền thống văn hóa của dân tộc Tày ở địa phương, do đó trong Đại hội Thể dục - Thể thao huyện Văn Bàn năm 2017, Ban Tổ chức đã quyết định đưa trò chơi này vào thi đấu để tạo không khí phấn khởi cho người dân. Trong thời gian tới, trò chơi “Túc mắc lẹ” sẽ được nghiên cứu để bảo tồn, nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương. 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         Đức Toàn
 
Các tin liên quan
Tin khuyến mại
Nhà hàng Khám Phá Việt Sa Pa khuyến mại mùa hè 2016
 Để đón chào một mùa hè mát lạnh tại Sa pa chúng tôi luôn mọng đợi được phục vụ quý khách, mong quý khách có ...
Xem chi tiết
Tour Fansipan khuyến mại 23% (tour ghép đoàn)
Du lịch Khám Phá Việt gửi tới quý khách chương trình tour chinh phục Fansipan ghép khuyến mại , thời gian khuyến mại từ 01/7/2014 đến ngày ...
Xem chi tiết
Tour du lịch Sa pa khuyến mại chào mừng 110 năm thành lập Sa pa
Sa Pa - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp ...
Xem chi tiết
Hỏi nhanh
Nội dung*
Tên*
Email*
Thời tiết Sapa
°C
 
Nha hang SapaDu lịch SapaVe tau sapa