thiết bị công nghiệp ampe kìm máy đo điện trở đất máy đo tốc độ vòng quay đồng hồ đo điện máy đo độ rung máy đo quang phổ cần xiết lực đồng hồ so thước cặp máy đo biên dạng máy đo độ cứng thước dây đồng hồ đo nhiệt độ máy đo cường độ ánh sáng máy đo độ ồn máy đo khí máy đo tốc độ gió máy đo độ đục kính hiển vi lò nung nồi hấp tiệt trùng tủ chống ẩm đầu dò nhiệt độ
Điện thoại: 0214 3872606
Fax: 0214 3872136
Hotline: 0984 353 577
Lễ hội Trầu Sun
  • Lễ hội

Lễ hội Trầu Sun

Lễ hội Trầu Sun Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), dân tộc Dao Đỏ ở Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng) lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun”.
Trầu sun là một trong những nghi lễ cầu mùa rất đặc trưng của người Dao đỏ được các làng bản tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc vài ba năm một lần vào các dịp đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối phát triển, mùa màng tốt tươi, không xảy ra dịch bệnh, gia đình ấm lo, hạnh phúc.

Lễ cúng diễn ra trên một khu đất đai bằng phẳng, ở một khu ruộng hoặc trên một quả đồi, nơi có không gian thoáng đãng, thuận lợi cho việc tổ chức. Ngày lễ chính, các gia đình trong làng đóng góp tiền mua sắn lễ vật gồm: xôi, lợn, gà, giấy tiền, vàng hương để cầu mong các vị thần tiên trên trời, dưới đất phù hộ cho dân làng có cuộc sống yên ổn, ấm lo, thịnh vượng.

Một mâm cúng chính đặt ở giữ gồm có một con lợn, xôi (xôi có bốn màu), gà (phải là gà trống), 5 chiếc chén, 1 chai rượu, 1 bát gạo và hai đồng bạc trắng để cúng sư phụ của người thầy, một bát nước để các vị thần về dự rửa tay. Một mâm cúng phụ đặt bên cạnh đặt các giống như: lúa, ngô, sắn, hạt cải, hạt mướp, hạt đậu tương…của các gia đình mang đến để nhờ thầy cúng gọi hồn lúa về nhập vào các hạt giống này. Tiếp đó hai mâm cúng khác được đặt hai bên, trong đó một mâm cúng gọi hồn lúa “chịu bèo guần” gồm có: 05 chiếc chén, 01 chai rượu, 01 ống hương, 01 bát nước, 01 bát bánh trôi, 09 quả trứng gà và giấy tiền. Bánh trôi “dùa chíu” gồm có 4 hoặc 5 được bỏ vào bát sau đó họ bỏ 7 hoặc 9 quả trứng gà vào bên trong, rồi úp con gà lên trên tựa như con gà đang ấp trứng vì theo quan niệm của người Dao đỏ nó mang ý nghĩa tượng trưng cho bồn thóc lúa của gia đình lúc nào cũng nhiều, cũng đầy, luôn sinh sôi nảy nở. Mâm cúng thứ ba là giành riêng cho ma đói, ma khát, ma đường, ma chợ không có người thờ tự, ma rừng, ma suối.

Sau khi lễ vật được chuẩn bị xong, thầy cúng thay mặt dân làng thắp hương khấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu tài cầu cho con trai làng trên, con gái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…

Sau khi kết thúc phần lễ, diễn ra cuộc thi văn hoá – văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh quay. Đội văn nghệ các xã tổ chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ  cấp sắc người Dao… Các trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.
Các tin liên quan
Tin khuyến mại
Nhà hàng Khám Phá Việt Sa Pa khuyến mại mùa hè 2016
 Để đón chào một mùa hè mát lạnh tại Sa pa chúng tôi luôn mọng đợi được phục vụ quý khách, mong quý khách có ...
Xem chi tiết
Tour Fansipan khuyến mại 23% (tour ghép đoàn)
Du lịch Khám Phá Việt gửi tới quý khách chương trình tour chinh phục Fansipan ghép khuyến mại , thời gian khuyến mại từ 01/7/2014 đến ngày ...
Xem chi tiết
Tour du lịch Sa pa khuyến mại chào mừng 110 năm thành lập Sa pa
Sa Pa - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp ...
Xem chi tiết
Hỏi nhanh
Nội dung*
Tên*
Email*
Thời tiết Sapa
°C
 
Nha hang SapaDu lịch SapaVe tau sapa