thiết bị công nghiệp ampe kìm máy đo điện trở đất máy đo tốc độ vòng quay đồng hồ đo điện máy đo độ rung máy đo quang phổ cần xiết lực đồng hồ so thước cặp máy đo biên dạng máy đo độ cứng thước dây đồng hồ đo nhiệt độ máy đo cường độ ánh sáng máy đo độ ồn máy đo khí máy đo tốc độ gió máy đo độ đục kính hiển vi lò nung nồi hấp tiệt trùng tủ chống ẩm đầu dò nhiệt độ
Điện thoại: 0214 3872606
Fax: 0214 3872136
Hotline: 0984 353 577
Lễ quét làng của người Xá Phó
  • Lễ hội

Lễ quét làng của người Xá Phó

Lễ quét làng của người Xá Phó
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết.
Trước ngày tổ chức lễ cúng, ông chủ gia đình các hộ trong làng họp nhau tại nhà người cao tuổi nhất làng bàn công việc.
 
Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. 
 
Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng.Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.
 
Tại Châu Quế Thượng có những nét khá khác biệt. Hôm đó, thầy cúng cùng các chủ gia đình trong làng cầm mỗi người một ống nứa vừa đi vừa gõ. Thầy cúng đi trước đọc lời khấn. Những người tham dự đều phải vẽ mặt mày dữ tợn. Khi thầy cúng lên tiếng mọi người cùng nhau nhảy múa và đập các ống nứa vào vách từng ngôi nhà. Sau đó mọi người tập trung tại đầu làng mang chăn, chiếu rũ vào một chiếc bè nứa (được đóng tượng trưng) với ý niệm mọi vận hạn trong năm sẽ theo dòng nước trôi đi.
 
Lúc này, các lễ vật đã được làm xong. Dê, chó, lợn được xếp lại trong mâm tượng trưng với chiếc đầu, bốn chân, đuôi quay theo hướng tốt, xung quanh đặt các bát gạo của từng gia đình. Thầy cúng bày tám đôi đũa, tám chiếc bát, tám chén rượu, các a pờ ngồi xếp hàng ngang trước mâm lễ lầm rầm khấn. Lời cúng là những tên của loài ma (theo quan niệm của họ) được gọi về hưởng lễ, sau đó ra đi để không làm hại con người. Cuối cùng, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.
 
Thầy cúng lấy cành tre cắm xung quanh bãi đất sau đó lấy đuôi và tai chó cắm xuống đất nhằm không cho ma vào làng làm hại người. Thầy cúng đốt một đống lửa và bước qua, sau đó đi về nhà.
 
Bắt đầu từ ngày hôm đó, dân làng kiêng không cho người ngoài vào nhà. Sau ba ngày, mọi sinh hoạt lại như cũ.
Các tin liên quan
Tin khuyến mại
Nhà hàng Khám Phá Việt Sa Pa khuyến mại mùa hè 2016
 Để đón chào một mùa hè mát lạnh tại Sa pa chúng tôi luôn mọng đợi được phục vụ quý khách, mong quý khách có ...
Xem chi tiết
Tour Fansipan khuyến mại 23% (tour ghép đoàn)
Du lịch Khám Phá Việt gửi tới quý khách chương trình tour chinh phục Fansipan ghép khuyến mại , thời gian khuyến mại từ 01/7/2014 đến ngày ...
Xem chi tiết
Tour du lịch Sa pa khuyến mại chào mừng 110 năm thành lập Sa pa
Sa Pa - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp ...
Xem chi tiết
Hỏi nhanh
Nội dung*
Tên*
Email*
Thời tiết Sapa
°C
 
Nha hang SapaDu lịch SapaVe tau sapa